Vì sao người ta 'ngại' thứ sáu ngày 13


Hải quân Anh từng đóng một con tàu mang tên Thứ sáu ngày 13 và nó mất tích ngay sau lần ra khơi đầu tiên.

Nếu bạn e ngại thứ sáu ngày 13 thì bạn đừng vội mừng là hôm nay sắp qua, vì năm 2009 có tới ba ngày như vậy.

Ngày tiếp theo sẽ rơi vào tháng 3 và ngày cuối cùng rơi vào tháng 11.

Hiện tượng ba thứ sáu ngày 13 trong một năm chỉ xuất hiện 11 năm một lần. Đó là tuyên bố của nhà toán học Thomas Fernsler của Đại học Delaware (Mỹ), người đã nghiên cứu con số 13 trong hơn 20 năm.

Một trong những nguyên nhân khiến 13 phải chịu tai tiếng chính là vì nó đứng sau số 12. Các chuyên gia về toán luôn coi 12 là con số trọn vẹn: 12 tháng trong năm, 12 vị thần trên đỉnh Olympus, 12 cung hoàng đạo, 12 con giáp, 12 tông đồ của Chúa Jesus.

Dưới đây là một số câu chuyện liên quan tới “ngày nổi tiếng” này.

Hải quân hoàng gia Anh từng đóng một con tàu có tên Friday the 13 (thứ sáu ngày 13). Con tàu ra khơi lần đầu vào một thứ sáu ngày 13, và không bao giờ quay trở về nữa.

Con tàu Apollo 13 được phóng vào 13h13 ngày 11/4/1970 để thực hiện sứ mệnh đổ bộ lên Mặt trăng lần thứ ba. Tổng của hai số cuối trong ngày, tháng, năm khởi hành của nó (4-11-70) là 13 (4+1+1+7+0 = 13). Tàu hứng chịu một vụ nổ vào ngày 13/4/1970 (không phải thứ sáu) và phi hành đoàn buộc phải quay trở về Trái đất.

Butch Cassidy, một trong những tên cướp nhà băng và tàu hỏa khét tiếng nhất nước Mỹ, chào đời vào thứ sáu ngày 13/4/1866.

Tổng thống Franklin D. Roosevelt của Mỹ không bao giờ đi đâu vào ngày 13 của mọi tháng và cũng chẳng bao giờ tiếp 13 khách trong một bữa tiệc. Thiên tài quân sự Napoleon Bonaparte và tổng thống Herbert Hoover (Mỹ) cũng sợ con số 13.

Nhà văn Mark Twain từng là vị khách thứ 13 trong một bữa tiệc. Một người bạn khuyên ông không nên đi. Mark Twain làm theo và sau đó giải thích với bạn bè như sau: “Thật không may, họ chỉ có đủ thức ăn cho 12 người”.

Woodrow Wilson, vị tổng thống lãnh đạo nước Mỹ trong Thế chiến thứ nhất, coi 13 là con số may mắn của ông dù thực tế chứng minh điều ngược lại. Ông tới Normandy (Pháp) vào ngày 13/12/1918 để đàm phán hòa bình để rồi trở về với một bản hiệp ước mà quốc hội không thông qua. Trước đó thủy thủ đoàn khuyên ông lùi ngày cập bến nước Pháp nhưng ông không đồng ý. Sau đó Woodrow Wilson đi khắp nước Mỹ để kêu gọi người dân ủng hộ hiệp ước, nhưng suýt mất mạng vì đột quỵ trên đường đi.

Những hình ảnh trên tờ 1 USD bao gồm 13 bậc thang trên kim tự tháp, 13 ngôi sao trên đầu con đại bàng, 13 lá trên cành ô liu. Nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy những hình ảnh này gây nên tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay.

Chú bé có đôi mắt mèo


Báo The Sun của Anh vừa đăng tải một thông tin thuộc dạng lạ: Tại một bệnh viện ở Dahua, miền nam Trung Quốc có một bệnh nhân "nhí" đang thu hút sự quan tâm của giới y học.
Cậu bé tên là Nong Youhui (ảnh), vừa được người cha đưa đến bệnh viện. Người cha rất lo lắng khi thấy Nong Youhui có đôi mắt giống như mèo, trong đêm tối khi ánh sáng chiếu vào chúng có màu xanh và đốm vàng, hoàn toàn không giống những trẻ bình thường khác.

Không những thế, đứa trẻ này còn có khả năng đọc báo trong đêm tối. Tuy nhiên điểm lạ là khi có ánh sáng thì mắt của Nong Youhui cũng giống như những người bình thường khác. Các nhà chuyên môn hiện đang đặt nghi vấn cậu bé sinh ra đã bị bệnh bạch cầu, không đủ sắc tố để bảo vệ mắt.

Nằm ngủ như thế nào có lợi cho sức khỏe?

Kết quả một nghiên cứu ở Mỹ đăng trên tạp chí Prima cho biết khi nằm ngủ quay đầu về hướng Bắc huyết áp sẽ ở mức tối thiểu, giấc ngủ sâu hơn, quay đầu về hướng Nam dễ rơi vào trạng thái kích thích thần kinh, quay về hướng Tây dễ gặp ác mộng.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác do BS. Jules Regnault nêu dẫn (trong cuốn sách Biodynamique et Radiations) còn cho thấy, những người ngủ quay đầu về hướng Bắc và hướng Tây có lượng hồng cầu và bạch cầu cao hơn nhiều so với những người ngủ đầu quay về 2 hướng Đông và Nam.

Theo y học phương Đông, con người sống trong vũ trụ, hô tiếp thiên căn, hấp thu địa khí, bẩm thụ 2 khí âm dương mà tồn tại. Càng sống thuận theo tự nhiên chừng nào con người càng dễ giữ gìn sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Mỗi ngày, chúng ta thường ngủ nghỉ khoảng 8 giờ ở tư thế nằm. Do đó, nếu lựa chọn được tư thế nằm thích hợp, thuận theo những trường lực của vũ trụ có thể tác động tốt đến sức khỏe.

Sự ứng hợp âm - dương trong tư thế đầu Bắc chân Nam

Nói chung, mọi sự vật, hiện tượng đều phân ra âm - dương, cơ thể con người và trời đất cũng vậy. Ở con người, đầu thuộc dương, chân thuộc âm, bên phải cơ thể thuộc dương, bên trái thuộc âm. Theo nguyên lý âm dương, 2 vật cùng cực sẽ đẩy nhau, 2 vật khác cực sẽ hút nhau. Theo thuyết này, âm gặp âm hoặc dương gặp dương có thể gây khó chịu. Ngược lại, dương và âm gặp nhau sẽ thu hút nhau và tạo cảm giác dễ chịu.

Sự phối hợp thuận lý giữa một người nam và một người nữ hoặc sự hút nhau giữa 2 nam châm đối cực và đẩy nhau khi cùng cực là vì lẽ này. Do đó, khi nằm ngủ, nếu đầu quay về hướng Bắc, đầu thuộc dương sẽ ứng với khí âm của phương Bắc, 2 chân thuộc âm sẽ ứng với khí dương ở phương Nam; nửa bên phải cơ thể thuộc dương sẽ gặp khí âm ở hướng Tây; nửa bên trái cơ thể thuộc âm sẽ tiếp giáp với hướng Đông thuộc dương, mặt lưng cơ thể thuộc dương tiếp với khí âm của mặt đất.

Như vậy, nếu đầu hướng về Bắc sẽ tạo được sự ứng hợp âm - dương ở cả 4 bên và trên dưới, một hình thức thiên nhân tương ứng dễ bảo đảm được các hoạt động khí hóa bình thường của cơ thể.

Nguyên lý về âm dương ứng hợp cũng được tuân thủ nếu đầu Bắc chân Nam được phối hợp với tư thế nằm nghiêng về bên phải, mặt quay hướng về Tây. Ở tư thế này, nửa bên phải của cơ thể thuộc dương sẽ gặp âm của quả đất, nửa bên trái sẽ ứng với phần dương của trời. Đây là tư thế ngọa thiền (thiền nằm) của đạo gia.

Ngoài ra, từ trường của quả đất tác động giống như một khối nam châm cực lớn, với những đường sức đi ra từ Bắc bán cầu và đi vào ở Nam bán cầu. Theo học thuyết kinh lạc, các đường kinh dương trong cơ thể di chuyển theo chiều từ đầu xuống chân (dương giáng). Do đó, thế nằm đầu Bắc chân Nam còn làm cho các đường kinh dương dễ di chuyển thuận chiều theo từ trường của quả đất, giúp cho sự lưu thông khí huyết và sự điều hòa hoạt động chức năng của các cơ quan.

Thật ra, ở người khỏe mạnh, hướng nằm trong khi ngủ có thể không tạo ra khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, ở những người có hệ thần kinh quá nhạy cảm hoặc những người âm hư dễ bị kích hoạt, những cơn khí nghịch thì những hướng nằm không có sự ứng hợp âm dương có thể làm nặng thêm các chứng trạng do khí nghịch gây ra.

Hội chứng “con nhà giàu”

Nhiều gia đình giàu có, bố mẹ thành đạt nhưng con cái lại hư hỏng.
Họa... “nhà giàu”

Khoảng những năm 1996, 1997, nạn sinh viên nghiện hút dấy lên ở các trường đại học, đặc biệt là những trường đại học có đông sinh viên nam như Xây dựng, Bách Khoa, Kinh tế quốc dân.

Ngày đó, bạn tôi là sinh viên Trường ĐH Bách Khoa cũng bập vào ma túy nên tôi biết rất rõ tình hình sinh viên trường này dính nghiện như thế nào. Hầu hết họ là con những gia đình khá giả, trong đó không ít cậu có bố mẹ là doanh nhân nổi tiếng hoặc là quan chức ở các địa phương.

Có trường hợp, hai anh em quê ở TP Vinh, Nghệ An. Anh học Trường ĐH Kinh tế quốc dân, em học Trường ĐH Ngoại thương, bố là chủ tàu viễn dương, gia đình rất giàu có nhưng cả hai đều dính nghiện. Người em chết vì bị tai nạn xe máy, còn người anh thì “dặt dẹo” đi cai nghiện hết lần này, lượt khác vẫn không xong. Tài sản của gia đình lần lượt đội nón ra đi, người cha chán nản buông trôi cuộc sống, còn người mẹ ngày càng đau khổ héo mòn. Gia đình một thời là niềm mơ ước của không biết bao nhiêu người trở nên tan nát.

Hiện nay, nạn sinh viên nghiện ma túy đã không còn hoành hành như trước đây nhưng, những công tử, tiểu thư con nhà giàu vẫn đốt tiền và có những thú chơi “điên” khét tiếng: Lắc, hồng phiến, đốt đô, phóng hỏa xe máy giữa đường... Nhiều quý tử mới 18, đôi mươi chưa kiếm ra một đồng nhưng đã thành thạo các ngón ăn chơi đàng điếm. Rượu chè, cờ bạc, vũ trường, xài đồ hiệu, đi xế hộp thậm chí còn có thú... “mê gái” để xứng tầm với “đại gia”.

Nhà tâm lý Trịnh Trung Hòa, Trung tâm tư vấn Linh Tâm cho rằng, đó là thực trạng đau lòng mà không ít nhà giàu phải hứng chịu. Con nhà giàu có hai hệ: Một là giàu do làm ăn lương thiện, những doanh nhân làm ăn chân chính, do trí tuệ và tài năng. Dạng thứ hai là giàu có do làm ăn phi pháp, hoặc giàu có một cách bất ngờ, do trúng xổ số, do đất cát, chứng khoán... Ở những gia đình giàu có một cách bất thường, nếu không chú trọng giáo dục con cái thì con cái dễ sinh hư. Kiểu ăn chơi của các quý tử con nhà giàu kể trên thường rơi vào các gia đình kiểu này.


Hầu hết sinh viên con nhà giàu ham chơi đua đòi đã chọn vũ trường, nhà hàng sang trọng làm điểm đến quen thuộc. (Ảnh minh họa)


Dạy trẻ biết trân trọng giá trị của đồng tiền

Theo chuyên gia tư vấn Đặng Hà Linh, Trung tâm tư vấn Hạnh phúc gia đình, sự hư hỏng của con cái chủ yếu vẫn là do sự giáo dục của cha mẹ và cách sống của từng gia đình. Tuy nhiên, sự giàu có đôi khi cũng là “cái họa” đối với những đứa con của họ nếu các bậc phụ huynh không chú trọng đến nền tảng giáo dục gia đình.

Con cái của những gia đình giàu có thường được lớn lên trong sự đủ đầy. Nếu không giáo dục cho con biết yêu lao động và trân trọng giá trị của đồng tiền thì sẽ rất dễ khiến cho con của họ có cách sống hưởng thụ, ích kỷ và không có ý chí phấn đấu.

Nhận thức được “mặt trái” của sự giàu có này, hiện nhiều gia đình thành đạt rất chú trọng đến vấn đề giáo dục con. Câu chuyện giáo dục con sau đây của một ông giám đốc ở Hà Nội sẽ là câu chuyện đáng để cho chúng ta suy ngẫm.

Gia đình ông ở Sài Gòn, vợ là người gốc Hoa. Họ rất giàu, có vài cái nhà ở Sài Gòn cho Tây thuê, nhưng khi con gái của họ bước vào học phổ thông trung học, họ đã khuyến khích cháu đi phụ giúp bán hàng tại một quán cơm mỗi ngày 1 tiếng. Tiền làm thêm, cháu được toàn quyền mua quà sinh nhật tặng bạn hoặc mua sách, truyện mà cháu yêu thích. Đến đứa con trai thứ hai cũng vậy, ông cho cháu đi làm gia sư tiếng Anh. Giờ hai con của ông đã du học bên Mỹ. Con gái đã tốt nghiệp đại học, có việc làm và lấy chồng. Còn cậu con trai đang là sinh viên học rất giỏi, vẫn đi làm thêm kiếm tiền.

Ông từng nói, điều quan trọng nhất khi ông cho con đi làm thêm là để cho cháu biết, làm ra đồng tiền là vất vả và cực nhọc thế nào. Qua lao động sẽ giúp cho con trẻ biết trân trọng những đồng tiền được làm ra bằng mồ hôi nước mắt của mình.

Theo nhà tâm lý Trịnh Trung Hòa, nhiều tỷ phú vẫn cho con ở ký túc xá như những sinh viên bình thường khác và cho con một số tiền khiêm tốn để tiêu pha. Đối với con trẻ, khi còn cắp sách đến trường, bố mẹ không nên cho những món tiền lớn. Có những gia đình giàu có khi con làm được việc gì đó khiến bố mẹ hài lòng, họ sẵn sàng thưởng con hàng ngàn đô la. Điều đó vô hình trung “xúi” trẻ con hưởng thụ những đồng tiền không phải của mình một cách bất bình thường. Họ đã vô tình dạy con lối sống hưởng thụ, chỉ để đến khi phải gánh lấy những hệ lụy từ lối sống hưởng thụ ích kỷ đó của con, lúc đó hối thì đã muộn.

"Phở" hơn "Cơm" chỗ nào?

Nếu xét về "thành phần cấu tạo" thì cơm và phở rất giống nhau, đều được làm chủ yếu từ... gạo tẻ. Phở có thịt có hành, thì cơm có cũng có, đã vậy cơm còn hay hơn vì không bao giờ bị trộn... hàn the. Cơm cũng rẻ hơn và... no lâu hơn.

Dân gian (hay đúng hơn là đàn ông trong giân dan) gọi vợ là cơm, bồ là phở. Nếu xét theo khoa học thì cách gọi đó chẳng xúc phạm ai cả vì 2 "nguyên tố" ấy đều có 2 giá trị độc lập, chả cái nào cao hơn cái nào. Nhưng xét về giá trị "nhận thức" rõ ràng có ưu thế, vì phở luôn luôn tượng trưng cho sự bay bướm.

Thật vậy, biết bao nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu đã tốn hàng ngàn trang giấy tán tụng phở như Thuần Việt, Hồn Việt hay Đặc Việt. Chính một quan chức cấp cao đã từng kêu: Thương hiệu Việt dường như chỉ có phở, áo dài, và nón lá. Rất ít bài viết về cơm. Nhà văn Nguyễn Tuân nổi tiếng về bài ký "Phở", chưa có nhà văn, thơ nào nổi tiếng về bài ký "Cơm". Thật quá ngạc nhiên.




Trở lại vấn đề chán "cơm" thèm "phở", đã có rất nhiều bài vè bài thơ và chuyện hài về việc ấy mà gần như chàng đàn ông nào cũng thuộc. Ưu thế của phở so với cơm là quá rõ ràng trong chuyện tình ái, mặc dù nhiều lúc buồn cười là "phở" xấu hoặc già hơn "cơm".


Vừa qua tại một quán bia tại trung tâm thành phố, giới đàn ông đã tổ chức một cuộc hội thảo nghiêm túc với chủ đề "cơm" và "phở". Về dự hội nghị có đông đủ giới đàn ông nhân sĩ, trí thức và các thành phần, kể cả đàn ông Việt ở nước ngoài. Sau 3 ngày khẩn trương làm việc, thảo luận sôi nổi các đại biểu đã thông nhất một bản báo cáo để đệ trình lên Liên hợp quốc giải thích nguyên nhân tại sao chán cơm thèm phở:


1. Đàn ông thèm "phở" vì ít được ăn phở. Muốn ăn phở nhất là phở đặc biệt, phải có tiền, xe hoặc vừa có tiền vừa có xe. Trong khi cơm ngày nào cũng được ăn và phải ăn.


2. Đàn ông dùng cơm ở nhà trong không khí quen thuộc ấm áp đến nhàm chán, còn dùng phở ở xa nhà trang trí lạ mắt, đôi khi đẹp mắt và có cả âm nhạc


3. No thì rất khó ăn thêm cơm, còn phở no tới mấy cũng có thể làm thêm một tô cũng chẳng sao.
4. Ăn phở xong là đứng dậy, đi ngang hoặc ngồi, nằm một chút là tuỳ. Còn ăn cơm xong nhiều khả năng phải thu dọn và rửa bát đĩa.


5. "Phở" không quán nào giống quán nào, thậm chí là không tô nào giống tô nào. Còn cơm thì có khi bao nhiêu năm vẫn thế chỉ có nguội hơn.


6. "Phở" có thể ăn chung với bạn bè. "Cơm" thì rất ít, phần lớn là ăn chung với... bà nấu cơm.

7. Lúc ăn phở, dễ dàng yêu cầu thêm tý hành, tý bánh hoặc thêm tý ớt cho mặn nồng. Còn cơm có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng "không ăn thì thôi". Ai gắt xin tự hiểu.


8. Phở tuy cùng một chỗ nhưng có thể tái, chín, nạm, gân.. tuỳ ta quyết định. Cơm thì do mụ nấu cơm quyết định, đàn ông chỉ có chấp hành.


9. Nếu ăn phở nhiều tới mức độ trở thành khách quen, ta có thể ăn... thiếu. Còn nếu không đưa tiền lương và nộp ,"cơm" sẽ dừng ngay.


10. Cuối cùng bỏ tiệm "phở" này dễ dàng tìm tiệm "phở" khác. Còn bỏ "cơm" thì phức tạp vô cùng.

Mùa Trong Năm

Mùa xuân bắt đầu từ ngày nào?


Theo âm lịch, tháng giêng, tháng 2, tháng 3 là mùa xuân, tháng 4, 5, 6 là mùa hạ, tháng 7, 8, 9 là mùa thu, tháng 10, 11, 12 là mùa đông, theo cách tính này thì ngày 1 tháng giêng là ngày đầu của mùa xuân.



Nhưng âm lịch không phản ánh thực đúng sự biến thiên của thời tiết. Do đó, cách tính ngày “lập xuân” là ngày bắt đầu của mùa xuân.

Lập xuân là ngày đầu của 24 tiết khí. Nó cố định vào ngày 4 hoặc 5 tháng 2 dương lịch. Nhiều người cho rằng, dựa vào âm lịch để tính tiết khí, nhưng trên thực tế lại dựa vào dương lịch để tính tiết khí, đó là sáng tạo mà tổ tiên ta đã áp dụng để bù đắp vào chỗ khiếm khuyết của âm lịch đã không phản ánh được biến thiên về mùa vụ của thiên nhiên.

Đông chí và xuân phân cách nhau 91 ngày, lập xuân ở vào giữa 2 tiết khí này tức là sau đông chí 45 ngày nếu chỉ căn cứ vào vấn đề của quả đất về thiên văn học thì lập xuân coi là bắt đầu của mùa xuân đại để là chính xác, vì rằng, lúc này ánh sáng mặt trời đang từ vị trí cực nam quá độ chuyển vào vị trí ở chính giữa, tức là giai đoạn quá độ từ mùa đông sang mùa xuân.

Nhưng nếu tính toán như vậy thực tế vẫn chưa phù hợp với biến đổi của thời tiết. Vấn đề là ở chỗ nào? Khi chúng ta cảm thấy thời tiết nóng hay lạnh không phải chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi góc độ ánh sáng mặt trời biến đổi mà biến đổi theo, mà là sau khi ánh sáng mặt trời chiếu xạ xuống mặt đất, nhiệt lượng phóng ra nhiều hay ít mà làm thay đổi độ nóng lạnh. Bản thân quả đất là một dung khí giữ nhiệt từ sau xuân phân (22 tháng 3 dương lịch, mặt trời ngày càng cao lên, mặt đất ngày càng tiếp nhận nhiệt năng đến hạ chí (22 tháng 6) là đỉnh điểm. Nhưng mặt đất phải mất từ 1-2 tháng mới tích luỹ đủ nhiệt lượng, khiến nhiệt độ ở bắc bán cầu đạt tới điểm cao nhất, vì vậy ở bắc bán cầu, những ngày nóng nhất không phải là tháng 6 mà là tháng 7, tháng 8. Đến mùa đông, mặt trời từ phía nam chiếu chếch xuống mặt đất, mặt đất bắt đầu mất đi nhiệt lượng, thu không đủ chi, đến đông chí (ngày 22 tháng 12 dương lịch) mặt trời ở vị trí cực nam, nhưng phải chờ 1-2 tháng sau bắc bán cầu mới hết nhiệt lượng, nhiệt độ xuống tới mức thấp nhất, lúc này đúng vào tiết lập xuân, vì vậy mùa đông thường đến lập xuân mới là lạnh nhất.

Nếu lấy nhiệt độ biến đổi để quyết định mùa tiết, thì bắt đầu mùa xuân phải là sau trung tuần tháng 3, lúc này đúng là xuân phân (22 tháng 3 dương lịch) vì vậy ngành thiên văn học lấy ngày này là ngày bắt đầu của mùa xuân, rồi lấy hạ chí là bắt đầu của mùa hạ, thu phân là bắt đầu của mùa thu, đông chí là bắt đầu của mùa đông.

Ngày giờ bắt đầu của 4 mùa phản ánh sự biến đổi của thiên nhiên như cây cối đâm chồi nảy lộc, sấm dậy và có mưa, lá rụng, lần đầu có sương.




Vì sao bốn mùa trong năm không dài như nhau?

Mỗi mùa trong năm không phải tròn trịa bằng số ngày một năm chia cho 4, mà được căn theo thời tiết phục vụ nhà nông. Vì thế, nó chẳng liên quan gì đến phép chia đều.

Mùa xuân bắt đầu từ ngày Xuân phân (23/3) đến Hạ chí (21/6) tức là khoảng 92 ngày 19 giờ. Mùa hè bắt đầu từ Hạ chí đến Thu phân (23/9) dài khoảng 93 ngày 15 giờ. Mùa thu kéo dài từ Thu phân tới Đông chí (22/12) dài khoảng 89 ngày 19 giờ. Mùa đông từ Đông chí tới Xuân phân chỉ dài có 89 ngày. Như vậy mùa hè dài hơn mùa đông những 4 ngày 15 tiếng.


Hình mô phỏng chuyển động của trái đất trong một năm quanh mặt trời.

Vấn đề ngắn dài này hoàn toàn liên quan đến khoảng cách giữa trái đất với mặt trời ở mỗi thời điểm xa hay gần. Ta biết rằng trái đất quay xung quanh mặt trời theo quỹ đạo hình bầu dục, mà mặt trời không phải là tâm điểm của hình bầu dục đó, mà chỉ là một tiêu điểm trong hình bầu dục thôi. Như vậy, khi trái đất quay trên quỹ đạo, sẽ có lúc nó gần mặt trời hơn, có lúc cách xa hơn.

Mùa hạ, khi trái đất ở xa mặt trời nhất, sức hút của mặt trời đối với nó là yếu nhất, do đó trái đất quay chậm nhất, và thời gian của mùa hè dài nhất trong một năm. Ngược lại, mùa đông, khi trái đất ở gần mặt trời nhất, sức hút của mặt trời tác động lên nó mạnh nhất, do đó trái đất quay nhanh hơn lúc nào hết, và đó là mùa ngắn nhất trong năm. Tương tự như vậy có thể xét cho mùa xuân và mùa thu, là hai mùa trung gian.

Chinese New Year - 新年好


新年好,祝你 (xin1 nian2 hao3, zhu4 ni3) : năm mới tốt lành, chúc bạn:

1. 身体健康 (shen1 ti3 jian4 kang1) : sức khỏe kiện khang

2. 万事如意 (wan4 shi4 ru3 yi4) : vạn sự như ý

3. 合家欢乐 (he2 jia1 huan1 le4) : hợp gia vui sướng

4. 生活美满 (wang1 huo2 mei3 man3) : sinh hoạt mỹ mãn => nghe zô ziên =.=

5. 事业有成 (shi4 ye4 you3 cheng2) : sự nghiệp hữu thành

6. 珠玉满堂 (zhu1 yu4 man3 tang2) : châu ngọc đầy nhà ^0^

7. 多寿多富 (duo1 shou4 duo1 fu4) : càng thọ càng giàu (câu này nghe thô wá x.x)

8. 财大气粗 (cai2 da4 qi4 cu1) : tài đại khí thô => nghe kì wá, ko biết dịch làm sao nghe cho đc T_T

9. 战无不胜 (zhan4 wu4 bu4 sheng4) và 攻无不克 (gong1 wu4 bu4 ke4) nghĩa là đánh đâu là thắng đó, làm gì thì cũng mang về thắng lợi.

10. 春节祝福 (chun1 jie2 zhu4 fu2) : đại loại là chúc phúc xuân sang

11. 节日快乐,愿你一年365天,天天开心,时时快乐,
分分精彩,秒秒幸福.新年快乐
( jie2 ri4 kuai4 le4, yuan4 ni2 yi1 nian2 365 tian1, tian1 tian1 kai1 xin1, shi2 shi2 kuai4 le4, fen1 fen1 jing1 cai3, miao3 miao3 xing4 fu4, xin1 nian2 kuai4 le4) : tiết nhật vui vẻ, mong bạn trong 1 năm 365 ngày thì từng ngày khai tâm, từng giờ vui vẻ, từng phút tinh thông, từng giây hạnh phúc,....chúc mừng năm mới ^^

12. 恭喜发财 (gong1 xi3 fa1 cai2) : cung hỉ phát tài

13. 大吉大利 (da4 ji2 da4 li4) : đại cát đại lợi

14. 全家平安 (quan2 jia1 ping2 an1) : gia quyến bình an

15. 工作顺利 (gong1 zuo4 shun4 li4) : công tác thuận lợi

16. 马到成功 (ma3 dao4 cheng2 gong1) : mã đáo thành công

Mà wan trọng nhất vẫn là cái câu 新年快乐 (xin1 nian2 kuai4 le4), dễ và thông dụng nhất. Sẵn đây chúc cả nhà 1 năm mới vui vẻ, vạn sự như ý và chúc ai cũng sẽ có đủ 16 câu chúc trên trong năm 2009 này nhá ^_^


Thanks *-*B-G*-*


Ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Huế của tui ^^'




ĐÔI NÉT VỀ HUẾ

Vào thời-kỳ Hồng Bàng, Huế nói riêng và Thuận Hoá nói chung thuộc bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước VĂN LANG.

Dưới triều vua Trưng, Huế thuộc quận Nhật Nam, một trong sáu quận miền nam NGŨ LĨNH.
Sau khi người Tàu tái lập ách đô hộ, họ bị người Lâm Ấp (tức Chiêm Thành) đánh đuổi khỏi Nhật Nam, từ đó Thuận Hóa do người Chiêm kiểm soát với địa danh là châu Ô và châu Lý.

Trong suốt nhiều thế-kỷ, hai châu Ô, Lý từng là vùng tranh chấp giữa hai dân tộc Chiêm, Việt. Cho tới đầu thể kỷ XIV, đời nhà Trần, mới vĩnh viễn thuộc về nước ta và châu Ô đổi thành châu Thuận, châu Lý đổi thành châu Hóa.

Thời Minh thuộc, hai châu Thuận và Hóa được ghép chung thành phủ Thuận Hoá, sang đời Lê đổi thành lộ rồi xứ và cuối cùng là trấn Thuận Hóa.

Trấn Thuận Hóa, từ khi Thái Úy Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng (tức chúa Tiên hay Thái Tổ Gia Dũ Hoàng-đế triều đại Nguyễn-phước) được vua Lê Anh Tông cử vào trấn nhậm, đã dần dần được cải tiến, chuyển hoá từ tình trạng khu giới tuyến địa đầu lỏng lẻo về tổ-chức, bất ổn về an ninh thành một miền đất ổn định và an lạc.

Kế tục sự nghiệp chúa Nguyễn Hoàng, các chúa Nguyễn hậu duệ một mặt tích cực mở mang lãnh thổ về phiá nam, mặt khác lo xây dựng, canh tân, bồi đắp cứ địa căn bản Thuận Hoá, đưa vùng này lên địa vị một trung-tâm chính trị, hành chánh và văn học vô cùng quan trọng.

Từ năm 1636, chúa Thượng Nguyễn phúc Lan chọn Kim Long ở phiá bắc Huế làm thủ phủ. Nửa thế kỷ sau, năm 1687, chúa Nghĩa Nguyễn phúc Thái lần thứ nhất, rồi 1738, Võ vương Nguyễn phúc Khoát lần thứ nhì, đều đặt thủ phủ ở làng Phú Xuân thuộc huyện Hương Trà, cho xây dựng thành trì, cung thất, mở mang giao thông thủy bộ... Từ đó Phú Xuân tức Huế nghiễm nhiên trở thành một vị trí lịch sử với nhiều ưu điểm về chiến lược.

Sau khi thống nhất đất nước, Thế-tổ Cao-hoàng đế Gia Long, cho xây dựng kinh thành Huế với công tŕnh quy mô to lớn, phối hợp kỹ thuật kiến trúc Đông và Tây.
Trên dòng lịch sử, Kinh đô Huế từng trải qua nhiều thăng trầm theo vận nước phế hưng :

Huế từng là chứng tích của những cuộc tranh phong khốc liệt giữa các thế lực nội chiến Trịnh , Nguyễn và Tây Sơn.

Huế đã ghi đậm những nét bi hùng của trận chiến chống xâm lược Pháp năm Ất Dậu 1885.

Huế cũng là mục tiêu chính của vụ tàn sát bách hại chưa từng có trong lịch sử dân tộc, phát động bởi nhóm người ngụy tín cuồng sát vào Tết Mậu Thân 1968.
Huế còn trải qua chẳng biết cơ man nào những biến cố đau thương khác.

Thế nhưng, được củng cố un đúc từ khí thiêng sông núi, địa linh Huế sau bao cơn biến động, vẫn sừng sững ngang nhiên vượt thắng mọi thách đố, vẫn tồn tại và vươn lên trong thời gian miên trường, trong không gian miên viễn.

Phối hợp cùng những đăi ngộ từ thiên nhiên, Huế còn có những công trình xây dựng do nhân lực với nhiều kiến trúc quy mô : nào đền đài miếu vũ, nào lăng tẩm chùa chiền, tiêu biểu hơn hết là kinh thành Huế, đă làm ấn tích hùng hồn đánh dấu thời vàng son về văn hoá của một triều đại.

Huế ngày nay không chỉ là chiếc nôi yêu thương xứng đáng là niềm tự hào, kiêu hãnh của riêng người Huế hay người Việt, mà Huế đă chuyển mình trở thành đối tượng trân qúi chung của cả nhân loại.

Tìm về đất Huế là tìm về một vùng trời tĩnh lặng, thơ mộng và an bình. Nghĩ tới người Huế là nghĩ tới cái đậm ngọt trong tình tự, cái đoan trang trong cung cách ; là suy tưởng tới cái bản chất đôn hậu hiền hoà, cái nếp sống hồn nhiên tự tại ; là mường tượng thấy nét e ấp qua làn môi, sự kín đáo trong nụ cười, nỗi thẹn thùng nơi khoé mắt. Ít khi người ta bắt gặp được ở đất Huế hay từ dân Huế những sự xô bồ, suồng sã, thô bạo.

Nói thế, nhưng Huế cũng như mọi nơi khác, vẫn chịu chi phối bởi luật tương đối, thừa trừ của tạo hóa. Song song bên cạnh những ân sủng thiên phú, Huế đã vướng mắc ít nhiều khuyết tật, rơ nét nhất là về mặt khí hậu và kinh tế : nào là thời tiết mưa nắng thất thường với cái nóng ẩm ghê người vào tháng hè, cái mưa dầm triền miên buốt giá về mùa đông ; nào là tính khô cằn thiếu mầu mỡ của những đồng bằng nghèo nhỏ hẹp, khiêm tốn mà phần lớn là đất cày lên sỏi đá.

Tuy nhiên, chính từ môi trường bạc đãi đầy cam go, Huế đã vươn lên một sức sống dồi dào, một kháng tính mạnh mẽ. Từ trong khó khăn gian khổ, dân Huế tôi luyện được cho chính mình sức chịu đựng bền dẻo, đủ khả năng đương đầu với mọi nghịch cảnh.

Thiên nhiên đã phối hợp hài hòa cùng lịch sử để kiến tạo Huế thành chiếc nôi bao dung, bồi dưỡng, un đúc nhiều thế hệ con dân có những nét đặc thù về tâm hồn lẫn phong cách.

Trong “Ô Châu cận lục”, Dương văn An có nhận định : đàn ông Huế thì kiên cường, dũng cảm ; đàn bà Huế thì yểu điệu, đoan trang.

Trong “Địa dư chí”, Nguyễn Trãi bình luận rằng : dân Thuận Hóa đã hấp thụ nếp sống của Chiêm Thành nên quen chịu đựng khó khăn, gian khổ.

Phan Kế Bính thì cho là người Huế khiêm tốn và kín đáo. Tính kín đáo ấy đã được Bích Lan phát hiện một cách lý thú rằng :

“Người xứ Huế trang nghiêm và trầm lặng,
Thường hay buồn
giữa lúc thế nhân vui,
Tâm sự nhiều mà ít hé trên môi ...”


Cảnh Huế thì thơ mộng, người Huế lại đa tình nên Huế hiển nhiên là tụ điểm của thi ca và nghệ thuật. Mỗi cơ thể Huế chất chứa một hồn thơ, mỗi mảnh đất Huế là một nguồn cảm hứng phong phú đủ làm chủ đề cho cả một kho tàng thi, văn, nhạc, hoạ.

Hình như Huế có một hấp lực lôi cuốn, dụ hoặc rất kỳ diệu, khiến cho ai trót sinh ra, lớn lên từ Huế là trọn đời “đi thấy nhớ, ở thấy thương” ; khiến cho ai, từ bất cứ phương trời nào, một lần dừng chân nơi đất Huế là mãi mãi lưu luyến, vấn vương “đi thì nhớ, ở thì mê “.

Tuệ Quang Tôn Thất Tuệ

so Lovely,

Chuyện về vua hài Châu Tinh Trì

Tuổi thơ thiếu thốn

Nhìn những thành công của Châu Tinh Trì ngày hôm nay, khó có ai biết rằng từ nhỏ, cậu bé Châu Tinh Trì đã sống một cuộc sống thiếu thốn cả tình cảm lẫn vật chất. Năm 1957, ông ngoại bị quy là phần tử phản động, bị bắt giam, mẹ của Châu Tinh Trì phải di dân đến Hồng Kông để mưu sinh. Tại đây, bà gặp cha của Châu Tinh Trì, một người đến từ Thượng Hải. Họ kết hôn với nhau và sinh hạ được ba người con, 2 trai và một gái. Cậu thứ trong gia định ngụ cư này sinh vào ngày 22/06/1962 trong gia cảnh thiếu thốn. Khi cậu mới lên 7, cha mẹ đã ly hôn. Ba chị em ở với mẹ. Hồi đó, việc kiếm sống ở Hương Cảng rất khó khăn. Gánh nặng ăn học của cả hai anh em đều dồn vào vai người mẹ.



"Hồi nhỏ tôi rất mê các món đồ chơi. Còn có lần lấy trộm của mẹ 50 đồng đểmua đồ chơi. 50 đồng khi đó là cả một tháng sinh hoạt của gia đình. Kết cục mẹ về nhà tìm loạn cả lên mà không thấy. Cuối cùng mẹ hỏi chị em chúng tôi, nhưng tôi nhất định không chịu nhận. Sau đó, mẹ vẫn nghĩ là mẹ đánh mất số tiền đó. Tôi chỉ nhớ mẹ ngồi đó, không ngớt tự trách mắng mình. Nhìn mẹ chạy tới chạy lui, tự trách mắng mình không cẩn thận, tôi cũng không cầm được lòng. Nhưng lúc đó cũng không dám nhận lỗi, vì sợ bị đòn".

Cuối cùng, Châu Tinh Trì dùng 50 đồng mua một món đồ chơi, nhưng không dám mang về nhà mà đem tặng bạn học. Nhưng từ đó về sau, cậu bé họ Châu đã biết lo lắng cho mẹ nhiều hơn.

Nhưng không vì cuộc sống thiếu thốn vật chất và tình cảm của người cha mà Châu Tinh Trì buồn bã, ngược lại còn lớn lên trong sự cương nghị và chí khí. Châu nói: “Ngày nhỏ tôi rất vui. Ngày ngày tôi ra công viên luyện võ, dường như không còn có thời gian mà buồn nữa”.


Ấp ủ ước mơ

Cũng như những đứa trẻ khác, cậu bé chín tuổi Châu Tinh Trì rất mê truyện tranh và phim hoạt hình Nhật Bản. Cũng trong thời gian này, Lý Tiểu Long lần đầu tiên trở về Hồng Kông và ra mắt bộ phim đầu tiên, tạo nên một làn sóng mê công phu trong giới trẻ. Cả hai điều này có ảnh hưởng cực lớn đến cậu bé chín tuổi họ Châu. Bởi vì cả kungfu của Lý Tiểu Long và phim hoạt hình sau nay sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sáng tác nghệ thuật của Châu Tinh Trì.

“Một lần mẹ dắt tôi đi xem chiếu bóng. Khi đó bộ phim "Đường sơn đại huynh” của Lý Tiểu Long vừa mới được công chiếu. Tuy đó là một rạp chiếu bóng rất cũ, nhưng ngay lập tức tôi đã bị điện ảnh hấp dẫn”. Ngay từ lần đầu tiên xem bộ phim của Lý Tiểu Long, cậu bé Châu Tinh Trì đã nuôi dưỡng mơ ước được một ngày thành ngôi sao võ thuật trên màn ảnh.

“Tôi cảm thấy cả người như muốn đảo lộn, bất giác nước mắt còn chảy khắp mặt. Lý Tiểu Long thật tuyệt vời, ông không chỉ võ nghệ cao siêu mà còn có tinh thần rất mạnh mẽ, kiên cường. Ngay từ lúc đó tôi đã mơ ước một ngày nào đó có thể trở thành một người như Lý Tiểu Long”.



Sau này, mơ ước được một ngày giống như Lý Tiểu Long, được đóng phim võ thuật chính là động lực thúc đẩy Châu Tinh Trì nhẫn nại tiến lên trong con đường nghệ thuật. Châu nói: “Lý Tiểu Long là tất cả đối với tôi vì thế tôi nhất định muốn trở thành một người như Lý Tiểu Long. Trở thành một cao thủ kungfu là tâm nguyện cao nhất của tôi. Sau khi xem phim có Lý Tiểu Long đóng, tôi rất háo hức, còn vung tay đánh một quyền. Nhưng tôi chẳng biết làm thế nào để giống như Lý Tiểu Long cả. Cuối cùng tôi nghĩ ra rằng mình phải đi học võ”.

Thế là cậu bé đi học Vịnh Xuân Quyền với tất cả ý chí của mình để nuôi dưỡng ước mơ ấp ủ: trở thành một cao thủ công phu, trở thành một ngôi sao võ thuật như Lý Tiểu Long. Năm đó, cậu bé họ Châu mới lên 9 tuổi


Khởi đầu khó khăn

Ngày nay, Châu Tinh Trì đã trở thành một trong những nhân vật thành công nhất trong giới điện ảnh Hoa ngữ, được không ít người, bất kể không gian và thời gian yêu thích. Những vai diễn của ông đem đến cho khán giả không ít những nụ cười và nước mắt, cảm thương lẫn căm giận. Nhưng ít ai biết rằng hai mươi năm trước, chàng trai Châu Tinh Trì chỉ là một người dẫn chương trình thiếu nhi và đảm nhiệm các vai phụ trong các bộ phim truyền hình.



Tốt nghiệp trung học năm 1983, Châu Tinh Trì từ bỏ tất cả để thực hiện ước mơ tuổi thơ của mình. Anh theo học một lớp bồi dưỡng diễn viên của đài truyền hình Hồng Kông. Nhớ lại năm đó, Châu Tinh Trì cùng thi vào lớp bồi dưỡng đào tạo diễn viên truyền hình của đài truyền hình HK - TVB cùng với Lương Triều Vỹ, nhưng Lương thì đậu, còn Châu thì trượt. Sau đó, Châu Tinh Trì đã mua một đôi giày rất cao để trông mình cao lớn hơn một chút. Lần đó, anh thi đậu.

Sau khi tốt nghiệp anh làm dẫn chương trình cho một tiết mục thiếu nhi. Bốn năm sau đó, Châu Tinh Trì có tham gia các bộ phim truyền hình song không để lại ấn tượng gì đáng kể. Trong khi đó, người bạn của anh, Lương Triều Vỹ đã rất nhanh chóng trở nên nổi tiếng khắp Hồng Kông. Phải chật vật lắm, cuối những thập niên 80, Châu Tinh Trì mới dần định hình theo phong cách hài, mà điển hình là Cuộc sống công bằng, Cái thế hào hiệp, Tôi đến từ giang hồ... là những tác phẩm truyền hình mang phong cách hài của Châu Tinh Trì được người xem yêu thích.



Bước ngoặt đầu tiên đưa Châu Tinh Trì đến với sự nghiệp điện ảnh là bộ phim Tích lịch tiên phong của đạo diễn Lý Tu Hiền, rồi tiếp đó là Bổ phong hán tử vào năm 1988. Với bộ phim Tích lịch tiên phong, Châu Tinh Trì đã giành được giải Kim Tượng lần thứ 25 cho nam diễn viên phụ xuất sắc nhất, đây cũng là lần đầu tiên Châu Tinh Trì được khán giả biết tới. Tuy không phải là bộ phim anh tham gia trong tư cách một vai chính nhưng bộ phim Tích lịch tiên phong có ý nghĩa cực kỳ trọng đại trong sự nghiệp nghệ thuật của vua hài họ Châu.



Trong bộ phim này, Châu Tinh Trì vào vai một tên ăn trộm xe chuyên nghiệp nhưng chính người này đã giúp đội trưởng đội trọng án họ Trương (do đạo diễn Lý Tu Hiền thủ vai) phá một vụ trọng án. Giữa đội trưởng đội trọng án và một tên chuyên ăn trộm từ đó đã nảy sinh một tình bạn tốt đẹp. Cũng chính trong bộ phim này, người ta bắt đầu thấy xuất lộ phong cách diễn xuất độc đáo của vua hài Châu Tinh Trì.


Định hình phong cách

Trong điện ảnh Trung Quốc, người ta gọi phong cách diễn xuất của Châu Tinh Trì là phong cách “không đầu không cuối”. Phong cách diễn xuất này rộ lên từ những năm 90 với các bộ phim hài của Châu Tinh Trì. Đặc điểm của phong cách này là lấy mối quan hệ phi logic giữa ngôn ngữ và hành động, biểu hiện qua việc nhân vật đầy mâu thuẫn nhưng không cách gì dùng ngôn ngữ diễn đạt được để gây cười. Trong diễn xuất của Châu, các nhân vật của ông thường có những hành động phi logic, thậm chí còn điên điên khùng khùng, vừa là một anh hùng, lại vừa là một vai hề. Các nhân vật này thường có khởi đầu rất khó khăn nhưng sau đó đều nhờ cơ duyên nào đó, vượt lên trở thành người giỏi giang.



Với giải diễn viên phụ xuất sắc nhất trong bộ phim Tích lịch tiên phong, Châu Tinh Trì đã được đài truyền hình chú ý hơn. Nhưng những bộ phim sau đó của anh hợp tác với đài truyền hình như Tối giai nữ tế, Long Phượng trà lầu, Long tại thiên nhai,… đều không có gì tiến triển trong diễn xuất. Bộ phim đầu tiên định hình phong cách diễn xuất độc đáo của Châu Tinh Trì là Đổ thánh của đạo diễn Lưu Chấn Vĩ. Bộ phim đã đạt được kỷ lục về doanh thu tại Hồng Kông năm 1990. Từ bộ phim này về sau, các bộ phim Đào học Uy Long, Gia hữu hỷ sự, Thẩm tử quan,… đều phá kỷ lục về doanh thu tại Hồng Kông. Có thể nói, Đổ thánh đã mở ra một thời kỳ mới đối với chàng diễn viên trẻ họ Châu, thời kỳ độc bá của vua hài Châu Tinh Trì.



Các nhân vật ông đóng, ban đầu thường là các nhân vật lịch sử, như Đường Bá Hổ, Vi Tiểu Bảo, những võ trạng nguyên, thực thần, đổ hiệp,… Họ đều là những người anh hùng trong văn hóa truyền thống Trung Quốc nhưng lại được Châu Tinh Trì cắt nghĩa và lý giải theo một cách hoàn toàn hài hước và phóng túng. Trong diễn xuất của Châu Tinh Trì, tất cả họ đều trở thành những kẻ hoặc vô học, hoặc tham sống sợ chết, hoặc kỳ quái, hoặc ham ăn tục uống, hành động điên khùng. Nhưng điều khiến người ta xúc động là họ cuối cùng đều chiến đấu cho chính nghĩa


Hướng đi mới

Từ 2001 với Đội bóng thiếu lâm, ông bắt đầu sáng tác những kịch bản của riêng mình, tự mình làm đạo diễn, biên kịch cũng như diễn viên. Bộ phim diễn xuất cùng Triệu Vy này đã mang đến cho Châu Tinh Trì 4 giải thưởng Kim tượng Hồng Kông lần thứ 21 cho bộ phim xuất sắc nhất, đạo diễn phim xuất sắc nhất, nam diễn viên chính xuất sắc nhất và đạo diễn trẻ xuất sắc nhất vào năm 2002. Sau đó bộ phim này cũng đã đem lại cho Châu Tinh Trì nhiều vinh dự khác như giải thưởng Kim tử kinh Hồng Kông lần thứ 7 cho đạo diễn xuất sắc nhất, giải thưởng cho bộ phim thành công nhất do Hội phê bình điện ảnh Hồng Kông lần thứ 8 bình chọn.



Từ sau thành công của Đội bóng thiếu lâm, các bộ phim từ Kungfu cho tới bộ phim mới đây nhất là Siêu khuyển thần thông CJ7 (Trường Giang thất hào) vừa mới công chiếu tại Việt Nam, đều do Châu Tinh Trì viết kịch bản làm đạo diễn và thủ diễn viên chính. Vẫn bằng phong cách diễn xuất và đối thoại hài hước, những bộ phim gần đây của Châu Tinh Trì tăng cường thêm nhiều những pha võ thuật đẹp mắt, hoặc tăng cường kịch tính với nhiều ý nghĩa nhân sinh nhằm hướng đến một đối tượng khán giả rộng lớn hơn, vượt ra ngoài khu vực Hồng Kông.



Trong năm nay, theo dự kiến Châu Tinh Trì đang thực hiện hai bộ phim nữa là Kungfu 2 và Long Châu, đều là những sáng tác của nhà biên kịch, đạo diễn và diễn viên tài ba Châu Tinh Trì. Có vẻ như đến nay, mơ ước một ngày được trở thành ngôi sao điện ảnh như Lý Tiểu Long đã trở thành hiện thực. Giờ đây, không chỉ khán giả Hồng Kông mà cả Trung Quốc lục địa, thậm chí toàn châu Á, người ta đều biết đến những vai diễn hài hước của Châu Tinh Trì.


Bạn diễn tâm đắc

Trong các bộ phim thành công của Châu Tinh Trì, người ta thường thấy xuất hiện một nhân vật rất xấu xí, vừa lùn vừa béo, tham ăn tục uống, lại nhát gan, sợ chết, người này thường đóng vai chú, cha, hoặc người hợp tác với Châu Tinh Trì, người đó là bạn diễn tâm đắc nhất của vua hài họ Châu, Ngô Mạnh Đạt. Cùng hợp tác từ các bộ phim truyền hình như Cái thế hào hiệp, Anh ấy đến từ giang hồ, nhưng phải đợi đến Đổ thánh, bộ phim phá kỷ lục doanh thu tại Hồng Kông trong năm 1990, mới mở ra thời kỳ hợp tác vô cùng ăn ý giữa Châu Tinh Trì và Ngô Mạnh Đạt.



Từ Đổ thánh đến này, hai người đã hợp tác hơn chục bộ phim, trở thành một cặp đôi rất ăn ý trên màn ảnh. Tất nhiên giữa hai người cũng có lúc cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt. Chẳng hạn như khi Châu Tinh Trì khởi quay bộ Kungfu, Ngô Mạnh Đạt đã rất kỳ vọng vào bộ phim này, hy vọng mình sẽ một lần nữa được hợp tác với Châu Tinh Trì. Nhưng lần đó, ông vua hài họ Châu lại không mời Ngô Mạnh Đạt khiến ông rất buồn. Lúc đó, báo chí còn đưa tin ông tuyên bố sẽ không hợp tác với Châu Tinh Trì nữa.

Nhưng sau đó, trong bộ Trù duyên, được khởi quay vào năm 2006, ông lại vui vẻ hợp tác cùng Châu Tinh Trì. Khi hỏi ông về việc ông tuyên bố không hợp tác với Châu Tinh Trì nữa, ông nói, “Hơn 10 năm tôi hợp tác với Châu Tinh Trì, cũng có lúc có xích mích, nhưng đó đều là chuyện nhỏ. Quả thực không có chuyện như báo chí đã phóng đại lên”.

Và cho đến nay, đối với Ngô Mạnh Đạt, diễn viên được ông sùng bái nhất vẫn là Châu Tinh Trì, và người bạn diễn được Châu Tinh Trì yêu mến nhất, đương nhiên vẫn là Ngô Mạnh Đạt.


“Mẹ là người yêu quý nhất”

Trong thông tin cá nhân của Châu Tinh Trì được ghi trên các trang tin giải trí lớn của Trung Quốc, mục người Châu Tinh Trì yêu nhất, bao giờ cũng chỉ có một chữ “người ấy”. Nhiều người thắc mắc không biết đây có phải là người tình trong mộng của ông vua hài Hồng Kông hay không. Mãi tới gần đây, Châu Tinh Trì mới tiết lộ rằng “người ấy” chính là mẹ của Châu Tinh Trì.

Châu Tinh Trì còn cho biết thêm, bộ phim mới đây nhất của mình Trường Giang thất hào, cũng là một đoạn ký ức mà anh từng thể nghiệm. Nội dung phim tập trung vào miêu tả cuộc sống của ông bố trong cảnh gà trống nuôi con. Tiểu Địch, đứa con cũng đòi bố mua món đồ chơi nhưng ông bố quá túng quẫn, không cho còn tát Tiểu Địch một cái.



Theo như Châu Tinh Trì kể lại, hồi nhỏ gia đình rất nghèo. Mẹ ông không bao giờ mua đồ chơi cho ông. Ông nhớ lại “Ngày ấy mẹ đã đánh tôi vì tôi đòi mua đồ chơi. Mẹ nhất quyết không đồng ý dù tôi có đòi thế nào đi nữa. Cuối cùng bực quá, bà đã đánh tôi. Khi đó tôi không hiểu gì hết. Còn nghĩ rằng bà thật là chẳng có lý lẽ gì, còn đánh tôi nữa. Vì thế tôi rất buồn bã. Sau này tôi mới biết rằng. Từ khi bố mẹ tôi chia tay, việc nuôi cả ba anh em chúng tôi đều một tay mẹ lo toan. Gánh nặng đối với mẹ rất lớn. Khi đó mẹ đánh tôi, chắc trong lòng bà còn đau hơn tôi nữa”.

Sau khi học xong, anh bắt đầu đi biểu diễn. Ban đầu chỉ diễn những vai không phụ nhưng anh cũng rất chuyên tâm và tỉ mỉ. Trong thời gian này, “dù không đồng ý chuyện tôi đi diễn, nhưng bà vẫn chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm vai diễn thích hợp cho tôi. Gặp ai bà cũng chỉ nói có một câu: “Con trai tôi rất thích diễn kịch, còn biết cả kungfu”.




Mẹ Châu Tinh Trì cũng là một người rất mê ca hát và diễn xướng. Chính điều này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến cậu bé họ Châu. Châu Tinh Trì nhớ lại rằng, hồi đó bà Lăng Bảo Nhi rất mê một ca sĩ đang thịnh hành thời đó, sáng nào trở dậy bà cũng mở radio để nghe và hát theo. “Ngày đó, mẹ tôi còn rất mê từ của chủ tịch Mao Trạch Đông. Bà rất hay hát bài Điệp luyến hoa. Đến nay tôi rất thích từ của chủ tịch Mao, bởi vì mỗi ngày mẹ tôi đều hát bài Điệp luyến hoa”.

Châu còn kể thêm: “Mẹ tôi rất thích diễn kịch. Còn bắt anh em chúng tôi làm khán giả. Bây giờ tôi không nhớ nổi hồi đó mẹ diễn tiết mục gì chỉ nhớ mỗi lần nhìn mẹ biểu diễn trên khán đài là tôi không nhịn được cười. Nhưng sự ảnh hưởng của bà đối với tôi quả thực là rất lớn”.


Hồng nhan tri kỷ trong cuộc đời

Học theo cách nói của Holywood, “những người phụ nữ của James Bond”, trong giới giải trí Hoa ngữ phổ biến một cách gọi “những người phụ nữ” của những đạo diễn hay diễn viên thành danh. Nếu người ta biết nhiều đến danh hiệu “Mưu nữ lang’ (những người phụ nữ của Trương Nghệ Mưu) với ý nghĩa rằng, những diễn viên nữ nào được đạo diễn Trương Nghệ Mưu chú ý dẫn dắt sau này đều trở nên nổi tiếng, thành danh thì những nữ diễn viên hợp tác với Châu Tinh Trì cũng được mệnh danh là “Tinh nữ lang” (những người phụ nữ của Châu Tinh Trì). Cũng đặc biệt là, những người phụ nữ từng hợp tác với Châu Tinh Trì, hầu hết sau này đều trở nên nổi tiếng, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi và chưa thành danh.



Trong số những “tinh nữ lang” nhờ vào sự hợp tác với Châu Tinh Trì mà trở nên nổi tiếng, phải kể đến Mạc Văn Úy với Thực thần, Trương Bá Chi với Hý kịch chi vương, Lý Hủy với Kungfu trạng nguyên, Huỳnh Thánh Y với bộ phim Kungfu, rồi Lưu Giai Kiệt với Kungfu trạng nguyên và mới đây nhất là Trương Vũ Khởi với Trường Giang thất hào vừa mới ra mắt. Đến nay, những nữ diễn viên này đều đã trở thành những người nổi tiếng trong làng giải trí. Và đương nhiên, họ đều không quên mình đã từng là một “Tinh nữ lang”.

Một điều thú vị là dù có rất nhiều “tinh nữ lang”, cũng có nhiều chuyện tình cảm đồn đãi, nhưng điều bất ngờ là, hồng nhan tri kỷ của Châu Tinh Trì lại không phải là một trong số những tinh nữ lang kia mà lại là một người phụ nữ ở phía hậu trường: Vu Văn Phượng.



Vu Văn Phượng là con gái duy nhất của Vu Kính Ba, chủ tịch mộđang ct tập đoàn kiến trúc nổi tiếng ở Hồng Kông. Từ năm cô mới 14 tuổi, xem một bộ phim do Châu Tinh Trì đóng, cô mê ngay. Sau năm sau đó, mỗi khi Châu Tinh Trì ra một bộ phim, cô đều thu thập tất cả các bài báo về anh. Cho nên dù chưa từng một lần gặp nhau, nhưng Vu Văn Phượng luôn còn Châu Tinh Trì là người bạn quen biết từ trước.

Hai người gặp nhau trong một tiệc rượu do Hiệp hội bất động sản tổ chức, mời rất nhiều diễn viên nổi tiếng, trong đó Châu Tinh Trì là một khách quý. Trong bữa tiệc đó, ông chủ tịch tập đoàn kiến trúc đã đến trước mặt của Châu Tinh Trì nói: “Châu tiên sinh, con gái tôi là một fan cuồng nhiệt của ông đấy nhé…”. Ngay sau buổi nói chuyện với cô bé Vu Văn Phong ngày hôm đó, Châu Tinh Trì cùng với cô gái kém mình 16 tuổi đã trở thành một đôi bạn thân thiết. Lúc đó, cả hai đều không nghĩ đến họ sẽ là tri kỷ tri âm của nhau.

Từ năm 1996, sau bộ phim Thực thần, Châu Tinh Trì nảy sinh tình cảm với Mạc Văn Úy. Nhưng chẳng bao lâu sau, giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn. Thất bại trên đường tình cảm, Châu Tinh Trì rất suy sụp, một thời gian dài chỉ uống rượu để mua vui. Hồi đó, còn dấy lên trong giới báo chí nhiều suy đoán và đàm tiếu.

Trong những tháng ngày đó, Vu Văn Phượng là người gần gũi, an ủi anh. Cô còn nhiều lần giúp Châu Tinh Trì hàn gắn với Mạc Văn Úy nhưng không thành. Cũng may, nhờ sự giúp đỡ của Vu Văn Phượng, Châu Tinh Trì đã lấy lại được tinh thần, anh dốc sức vào sự nghiệp điện ảnh của mình.

Chính Vu Văn Phượng là người tạo ra sự đột biến trong diễn xuất của Châu Tinh Trì, khi cô nói với Châu rằng: “Em cảm thấy hài kịch không đơn thuần là chỉ chọc cho khán giả cười là đủ. Cái quan trọng hơn là nên để lại cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc hơn”. Chính vì nghe theo gợi ý của Vu Văn Phượng Châu Tinh Trì mới tạo nên sự thay đổi lớn trong quan niệm hài kịch của Châu Tinh Trì.



Mối quan hệ giữa hai người đang tốt đẹp, tuy không nói ra nhưng cả hai đều biết tình cảm của nhau. Nhưng đột nhiên, Châu Tinh Trì không liên lạc gì với Vu Văn Phượng nữa. Khi cô đến tìm Châu, thì Châu một mực đoạn tuyệt, còn nói giữa hai người không hợp nhau, khuyên cô đừng lãng phí thời gian vì mình nữa.

Vào tháng 5/2003, trong một lần Châu Tinh Trì vận động trong nhà không may bị đâu cổ phải vào nằm viện. Họa vô đơn chí, công ty Tinh Huy mà Châu sáng lập cũng vì quản lý không tốt mà mọi người đều muốn bỏ việc. Trong khi đó, Vu Văn Phượng vẫn còn ủ rũ vì bị Châu từ chối tình cảm của mình. Thấy con gái mình tàn tạ vì tình cảm, ông chủ tịch tập đoàn kiến trúc nói cho con gái biết nguyên nhân khiến Châu Tinh Trì đoạn tuyệt với cô.

Nguyên là khi thấy mối quan hệ giữa con gái mình và Châu Tinh Trì được mọi người chú ý, ông không vừa ý. Vu Văn Phượng là con gái duy nhất của ông, ông muốn cô có một gia đình yên ổn. Cuộc sống của một ngôi sao điện ảnh như Châu Tinh Trì chắc chắn sẽ không đem lại cho cô một cuộc sống tốt đẹp vì thế ông chủ động gặp Châu và yêu cầu anh từ bỏ Vu Văn Phượng. Sự thật này đã khiến cô dứt khoát đến thăm Châu Tinh Trì. Cô nói với Châu rằng: “Anh hãy chăm lo nghỉ ngơi, công ty em sẽ giúp anh quản lý”.


Vốn xuất thân trong một gia đình thương gia, lại tốt nghiệp đại học kinh tế ở nước ngoài, một tay Vu Văn Phượng đã vực công ty Tinh Huy dậy. Chỉ trong vài năm còn thu lời được 440 triệu đô la Hồng Kông. Có sự giúp đỡ của Vu Văn Phượng, Châu Tinh Trì dồn mọi tâm chí vào điện ảnh. Sau sự việc này, tuy không ai nói với ai nhưng giữa hai người đã nảy sinh một tình cảm đặc biệt. Sau đó, bộ phim do Châu Tinh Trì biên kịch, làm đạo diễn và diễn viên chính Kungfu đã tạo nên kỷ lục doanh thu tại Hồng Kông và đem lại cho Châu Tinh Trì rất nhiều giải thưởng. Lúc này, Châu Tinh Trì biết rằng mình không thể xa Vu Văn Phong.

Trong cuốn sách Châu Tinh Trì ánh họa xuất bản vào năm 2006, Châu Tinh Trì đã chính thức phát biểu trong cuốn sách này rằng: “Vu Văn Phượng chính là hồng nhan tri kỷ duy nhất trong cuộc đời tôi”.

Lý Liên Kiệt (kỳ 3): Câu nói làm Tổng thống Mỹ "chết lặng"

Dù chỉ là một cậu bé con, nhưng ngay lần đầu tiên sang Mỹ, Lý Liên Kiệt đã làm Tổng thống Nixon và nhiều quan chức cấp cao lặng người đi sau một câu nói.


Tháo băng để thi chung kết

Dù đã bị ngất vì vết thương khá nặng trên đầu; dù bác sĩ đã kết luận không được thi đấu…, nhưng Lý Liên Kiệt vẫn bước lên võ đài trong trận chung kết wushu. Tại nhà thi đấu, mọi con mắt đều đổ dồn về phía cậu. Lúc này, những bài học trong lần bị gãy chân khi trước đã giúp cậu thêm tự tin.





Lý bước ra thảm đấu và cởi băng. Vết chém vẫn chưa lành và mồ hôi sẽ túa xuống dễ làm nhiễm trùng. Một y tá đứng trực sẵn ở đó với thuốc tẩy và bơm tiêm bảo với cậu: “Ngay khi thi xong thì lại đây ngay để tôi rửa vết thương và băng lại luôn nhé”.

Bài biểu diễn thành công. Lý chạy ùa vào khu vực kĩ thuật để băng bó lại. Cuối cùng, cậu cũng đã giành được ngôi vị quán quân ở tuổi 12. Trên vị trí nhận huy chương, mặc dù đứng ở bục cao nhất, anh vẫn còn thấp hơn cả người thứ hai và thứ ba.



Lý Liên Kiệt đã giành được tổng cộng 5 huy chương vàng quốc gia wushu trong 5 năm liền từ 1974 đến 1979. Anh cũng nhận được đai thượng đẳng của môn võ này.

Bé: khù khờ; lớn: ranh mãnh


Trở lại năm 1974, Jet Li (Lý Liên Kiệt) được chọn di tham gia một khóa tập luyện đặc biệt khác. Bản thân anh cũng không biết rằng chính khóa học này đã làm thay đổi cả cách nhìn của anh về thế giới.

Khi đó, chính phủ Trung Quốc tiến hành một chương trình thể thao nhằm tìm kiếm các vận động viên wushu trẻ triển vọng nhất. Quá trình tuyển chọn kéo dài mấy tháng. Một nhóm sinh viên thường cùng nhau tập luyện trước sự chứng kiến của hàng loạt võ sư. 13 học viên được vào vòng chung kết, trong đó có Lý Liên Kiệt.

Lúc này, Lý Liên Kiệt đã lớn hơn và anh trở nên ranh mãnh hơn. Rất nhiều đứa trẻ khác thường rất ngỗ ngược trước khi vào trường wushu nhưng dần dần kỉ luật thép khiến chúng trở nên hiền lành.



Jet Li thì ngược lại. Vốn dĩ là một cậu bé lành như cục đất nhưng khi lớn lên anh ngày một hoạt bát và láu cá.

Một bất ngờ đến với các võ sĩ Trung Quốc. Đoàn wushu nước này được mời đến Mĩ để biểu diễn võ thuật cổ truyền. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho chuyến Tây du này, cả đoàn phải mất nửa năm để học tập các nghi thức xã hội phương Tây.


“Nhà ngoại giao” lão luyện

Vào cuối chuyến lưu diễn, một số học sinh xuất sắc được mời đến Nhà Trắng để phô tài. Sau khi trình diễn xong, họ được chụp ảnh cùng các quan chức cấp cao của Mĩ.





Khi đó, Tổng thống Nixon bảo với anh: “Này chàng trai, món võ kung-fu của cậu thật ấn tượng. Khi nào lớn lên, cậu làm bảo vệ cho tôi nhé”. Jet lập tức đáp: “Không. Tôi không muốn bảo vệ bất kì một cá nhân nào. Tôi muốn bảo vệ 1 tỉ người Trung Hoa”.

Mọi người ai nấy đều khựng lại. Một giây phút im lặng khó nuốt trôi. Không một ai tưởng tượng nổi chàng trai trẻ này lại trả lời “cứng” đến vậy.



Kissinger là người phá thế im lặng bằng câu “chữa cháy”: “Trời đất, cậu còn trẻ thế này mà nói hệt như một nhà ngoại giao vậy”.

Tất nhiên, người Trung Quốc rất khen ngợi khẩu khí của Jet và anh một lần nữa lại “ghi điểm”.

Lý Liên Kiệt (kỳ 2): Bị “tra tấn” trong lò võ

Sau giải thưởng đầu đời năm 9 tuổi, Lý Liên Kiệt được phép thôi học văn hóa tại trường “bình thường”. Những người có trách nhiệm đã đưa cậu vào trường thể thao nội trú. Từ đây, cậu học tập và luyện võ 5 ngày một tuần và chỉ được về nhà ngày thứ 7 và Chủ nhật. Những ngày tập luyện khắc nghiệt chẳng khác gì bị “tra tấn” thực sự bắt đầu.


Những ngày cay đắng

Từ duy nhất mà Lý có thể diễn tả việc tập luyện của anh là “cay đắng”. Đó gần như là những điều quá sức chịu đựng của con người.



13 học sinh được dìu dắt bởi một HLV. 6 giờ hàng sáng, họ bị đánh thức dậy bởi một tiếng chuông to đến điếc tai. Công việc luyện tập của họ kéo dài suốt 8 tiếng và rất khắc nghiệt.

Ngay cả khi gặp một tai nạn thì cũng không được phép nghỉ tập. Đừng dại dột mà than phiền về chấn thương của mình. Bởi vì kêu ca về chấn thương thường dẫn đến việc HLV sẽ bắt người đó phải tập một khối lượng bài tập mới khắc nghiệt hơn để anh ta không bao giờ dám mở mồm nữa.

Chẳng hạn, có học sinh bảo với thầy giáo rằng cậu ta bị đau tay. Thầy giáo liền đáp: “Hừm, cậu được đấy. Cậu không nên tập tay quá sức. Thế thì sao lại không tập chân nhỉ?”.

Thế là ngay lập tức học sinh này phải thi triển 2.000 cú đá hoặc 5.000 thế tấn.










Gãy chân vẫn phải “cắn răng” tập

Dù là lí do gì đi nữa thì HLV cũng có đến cả chục phương án dự phòng để trừng phạt. Cho nên, kêu ca thì chỉ làm cho tình hình xấu đi. Các học sinh vì thế thường phải bấm bụng chịu đựng, không dám hé răng một lời nào.

Một hôm, sau khi về thăm nhà, Lý trở lại trường với đôi chân tập tễnh. Nhìn thấy tình trạng đôi chân của cậu, HLV bắt cậu tập bài tập ở phần cơ thể phía trên. Cậu đứng ở đó, nhìn vào gương và liên tục tung ra những cú thôi sơn.

Bỗng có một giáo viên khác đến thăm lớp. Ông nhìn thấy cậu đang tập ở một góc riêng và hỏi cậu vì sao không tập với mọi người. Khi Lý cho ông ta xem vết thương đang tấy bầm ở chân, ông ta kéo HLV của cậu ra và bảo: “Có lẽ anh nên đứa cậu bé này vào bệnh viện. Có vẻ là chấn thương nghiêm trọng đấy”.




Kết quả chụp X quang cho thấy cậu đã bị gãy xương. Thế mà cậu đã phải tập luyện với chiếc chân gãy hai ngày trời vì cậu quá sợ hãi không dám nói chuyện với ai. Đó là chấn thương nghiêm trọng đầu tiên của cậu.


Đổ máu trên sân khấu biểu diễn

Năm 1975, một giải trình diễn wushu quan trọng được tổ chức tại Côn Minh (Vân Nam) với sự tham gia của 8 thành phố lớn nhất Trung Quốc. Lý Liên Kiệt khi đó mới 12 tuổi, trong khi các đối thủ của anh thường đều ở tuổi 20 hoặc 30, to cao hơn anh một cái đầu.

Khi anh bước lên thảm thi đấu vòng loại nội dung kiếm thuật, ngay từ những bước đầu tiên, anh đã bị một tai nạn. Anh vô tình để lưỡi kiếm vập một đường khá sâu vào mé đầu.




Đầu anh nóng dần lên và ướt sũng, anh bắt đầu cảm thấy các bước di chuyển nặng nề hơn. Anh càng đá và nhảy thì “mồ hôi” dường như lại túa ra nhiều hơn. Những giọt máu cứ thế tuôn chảy vào mắt anh, rồi bắn tung tóe khắp nơi. “Lạ thật”, khi đó anh nghĩ vậy.

Ngay từ lúc còn khá nhỏ, anh đã được tôi rèn không thể để sự đau đớn thể chất làm ảnh hưởng đến bài biểu diễn. Kể cả có gãy xương thì vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cho nên, có chút máu chảy như vậy cũng chẳng nhằm nhò gì. Anh vẫn điềm nhiên biểu diễn bài võ của mình.

Khi anh hoàn thành bài biểu diễn, chào khán giả và chạy ra khu vực kĩ thuật, anh thấy khoảng 3 hay 4 đồng đội nữ của anh đứng đó đang khóc nức nở.

Ai đó vội chùm chiếc khăn tắm lên đầu anh. Khi nhìn xuống, anh thấy một nửa bộ võ phục của mình thấm đẫm máu. Đến lúc cởi áo ra, từ vai đến tận gót chân anh đều đỏ nhòe nhoẹt.



Nhìn thấy máu me như vậy, anh mới kêu lên đầy ngạc nhiên rồi gần như ngất lịm. Họ phải đưa anh ngay vào bệnh viện để khâu vết thương lại.

HLV nói với anh rằng vòng chung kết sẽ diễn ra trong 3 ngày nữa nhưng bác sĩ bảo vết khâu không được phép tháo chỉ trong vòng một tuần bất luận thế nào.

Nhưng, bất chấp kết luận của bác sĩ, Lý Liên Kiệt vẫn bước lên sàn đấu trong trận chung kết.

Cuộc đời lạ lùng của vua võ thuật Lý Liên Kiệt (kỳ 1): Bị bắt học võ để tránh... lêu lổng



Anh là một trong hai ngôi sao võ thuật chói sáng nhất, sau thời đại của Lý Tiểu Long (người thứ 2 là Thành Long). Dù chưa già, nhưng tên tuổi của anh đã kịp trở thành niềm say mê của vài thế hệ công chúng yêu điện ảnh và võ thuật. Nhưng ít ai biết con đường đi tới vinh quang của Lý Liên Kiệt, có quá nhiều chuyện lạ lùng.


Lý Liên Kiệt sinh ra tại Bắc Kinh ngày 26/4/1963. Cha mất từ khi cậu mới được hai tuổi nên gia đình cậu dựa chủ yếu vào sự tảo tần của người mẹ.
Cậu còn có hai chị gái và hai anh trai. Vì là con út và cũng gầy còm, ẻo lả nhất nên mẹ cậu không bao giờ cho phép con đi bơi hay đi xe đạp. Bất cứ hoạt động nào nặng nhọc, thậm chí là tập thể dục đều bị bà ngăn cản.
"Gia đình tôi rất nghèo. Khi tôi vừa 2 tuổi, cha tôi đã qua đời. Ông chết vì lao động nặng nhọc. Chính phủ trợ cấp cho gia đình tôi 10 tệ 1 tháng/ mỗi đứa con. Và mẹ đã nuôi anh chị em tôi khôn lớn, cho nên, từ bé tôi đã biết phải lao động thế nào, kiếm tiền ra sao vì tôi rất muốn giúp mẹ”, Lý Liên Kiệt nhớ lại.
Do vậy, trong khi trẻ con ở tuổi của anh được tung tăng chơi đùa trên hè phố thì cậu bé nhút nhát này vẫn ru rú trong xó nhà.



Ngay cả sau khi đi học, cậu vẫn không biết lái xe đạp. Khi bọn trẻ phóng xe bạt mạng khắp hè phố thì cậu chỉ biết đứng nhìn cho đến lúc 15 tuổi.
Bơi lội, trượt băng… đó là những trò mà trẻ con chơi rất thạo nhưng với Lý Liên Kiệt thì không. Mẹ cậu không cho phép và cậu thường không bao giờ lén lút làm những điều đó sau lưng mẹ.


Bị bắt học wushu để tránh... lêu lổng

Lý Liên Kiệt bắt đầu học wushu vào mùa hè năm 1971. Trong một tháng nghỉ hè, nhà trường cậu đang theo học, vì không muốn học sinh của mình lêu lổng nên đã quyết định gửi tất cả học sinh vào Trường Thể dục thể thao Bắc Kinh



Các học sinh mỗi khối lớp được chỉ định phải học các môn như bóng đá, bơi lội. Khối lớp 1 của Lý Liên Kiệt phải học môn thể dục dụng cụ mặc dù chẳng ai biết nó là cái gì. Nhưng thầy giáo lại bắt học cậu học wushu nên cậu buộc phải chấp hành.

Khi năm học mới bắt đầu vào mùa thu, hầu hết 1.000 học sinh học wushu đều bị loại và về trường cũ học văn hóa như bình thường. Chỉ có 20 học sinh, trong đó có Lý được mời đến luyện võ hàng chiều sau giờ đi học. Điều đáng tự hào hơn là chỉ có duy nhất Lý Liên Kiệt đang học lớp 1.

Sau những giây phút tự hào, cậu nhận thấy rằng tất cả các bạn học của mình đều được về nhà và chơi đùa sau khi tan học còn mình thì phải vội vàng đến một ngôi trường khác để khổ luyện trong vòng 2 giờ. Đã có lúc, cậu bắt đầu cảm thấy nản chí về con đường mà mình đã lựa chọn.




9 tuổi giành quán quân võ thuật Trung Quốc

Việc luyện võ ngày một khắc nghiệt hơn. Khi mùa đông đến, các học viên buộc phải luyện tập ngoài trời trong cái rét cắt da cắt thịt của Bắc Kinh vì họ không có nhà tập.
Bàn tay của cậu thường xuyên bị cóng. Nhưng nếu đấm không đủ mạnh để phát ra tiếng vút vút, cậu sẽ bị mắng té tát. Nếu phát được ra tiếng động thì cả cơ thể đau đớn đến tột cùng.



Một năm trôi qua. Khi đó, Lý Liên Kiệt được 9 tuổi và bắt đầu tham dự cuộc thi đấu đầu tiên. Thực ra, đó là giải vô địch quốc gia môn wushu đầu tiên ở Trung Quốc kể từ sau thời kì cách mạng văn hóa.
Xét về mặt kĩ thuật, vì không có trao giải chính thức nên đó chỉ là một cuộc trình diễn. Chỉ có duy nhất một giải được trao dành cho vận động viên xuất sắc nhất.
Mặc dù giải thưởng khan hiếm như vậy nhưng các cao thủ võ lâm xuất sắc nhất cả nước đều tụ hội đông đủ.
Cuộc thi được diễn ra ở tỉnh Sơn Đông. Đây là lần đầu tiên Lý đi xa khỏi Bắc Kinh nên mẹ cậu lo đến độ đau tim dù cậu bé vô cùng phấn khích được lần đầu đi tàu hỏa.
Buổi sáng cậu đi, mẹ cậu khóc như mưa khiến con trai nản lòng và định không đi nữa. Nhưng điều đó không được phép và cậu lần đầu xa nhà. Cậu đã giành được giải thưởng duy nhất của cuộc thi một cách xứng đáng.
Sau cuộc thi này, rất nhiều điều lạ lùng khác đã "hiển hiện" trong cuộc sống của ngôi sao võ thuật nhí.
/div>

Cuộc đời của ông hoàng màn ảnh Hồng Kông - Thành Long



Mỗi khi nhớ về tuổi thơ vô cùng tủi cực, Thành Long đều rất xúc động. Anh gọi đó là “những năm tháng ăn đòn”: làm rơi một hạt gạo cũng bị đánh tới tấp bằng roi mây.


Suýt bị đem bán với giá 26 USD khi vừa mới sinh ra


Thành Long sinh ra tại Hong Kong vào ngày 7 tháng 4 năm 1954. Khi cậu sinh ra, bố mẹ của cậu là những người nhập cư mới đến Hồng Kông. Họ nghèo đến độ khi đi đẻ, trong túi họ trống rỗng.

Rủi thay, ca sinh của cậu bé là một ca đẻ khó và phải mổ. Vì thế, số tiền viện phí đội lên đến tận 200 USD, quá nhiều so với sức chịu đựng của bố mẹ cậu.

Không có tiền để trả, người cha đã tính đến việc bán cậu con trai cho vị bác sĩ người Anh với giá 26 USD để trả ơn và cũng vì họ không thể nuôi nổi con. Tuy nhiên, may mắn là bạn bè ông can thiệp kịp thời và gom tiền cho ông mượn để trả nợ.



Ngay cả tên mình cũng… “đi mượn”

Sau này, anh cười cười ôn lại chuyện xưa: “Vì tôi béo quá, to quá. Thế nên tôi được đặt cho cái tên cúng cơm là A-Puo có nghĩa là… đạn đại bác.

Cha tôi kiếm được công việc đầu bếp và mẹ tôi làm tạp vụ tại Đại sứ quán của Pháp tại Hồng Kông. Tôi hay khóc lắm và mẹ tôi thường phải bồng tôi ra ngoài phố đến tận nửa đêm để tôi không làm ai thức giấc”.

Lên sáu tuổi, cả nhà Thành Long đến Úc và giáo viên ở đó đọc xiên xẹo tên cậu thành Paul.



Nhưng chính cậu lại không thể phát âm tốt được từ Paul, cho nên cậu được gọi là Steve.

Một người bạn của cậu lại không thích tên là Steve nên thường giới thiệu cậu là Jack Chan. Cậu lại thêm vào đó chữ y vì theo cậu Jacky nghe hay hơn. Sau đó, đạo diễn Raymond Chow (Châu Văn Hoài) lại đổi tên cậu thành Jackie.




Ăn tàu hũ 2 năm liền để lấy tiền trả nợ

Sau một năm ở Australia, Thành Long trở về Hồng Kông. Có người mách nước cho anh về Học viện Kịch nghệ Trung Quốc. Anh đã đến thăm và xin bằng được bố mẹ cho vào học trường này.

“Bố mẹ tôi khốn khó đến độ họ luôn phải chạy ăn cho tôi từng bữa một”, Thành Long nhớ lại.

“Cha tôi phải ăn tàu hũ trong hai năm trời để trả nợ cho bạn bè sau khi tôi sinh ra. Mẹ tôi thì ngày nào cũng chở một thùng nước nóng đến trường cho tôi tắm khỏi lạnh. Họ nghĩ rằng họ đang tạo cho tôi một cuộc sống tốt hơn, cho nên đã đồng ý cho tôi vào trường này. Vì điều đó, tôi luôn nỗ lực để cha mẹ tôi tự hào”.






Học viện này là một nơi đào tạo kinh kịch kinh điển. Ở đây, Thành Long, khi đó mới 7 tuổi bắt đầu học Kungfu, nhào lộn, diễn xuất, hát và cả kỉ luật nữa. Anh kí hợp đồng 10 năm để học kịch của Trung Quốc.

Anh nhớ lại: “Khi tôi đến trường, tôi muốn học kung fu. Tôi luôn bị hỏi rằng muốn ở đây 3, 5 hay 10 năm, tôi không biết thời gian đó là bao lâu nên tôi chỉ đơn giản bảo rằng 10 năm. Nhưng đó là một quãng thời gian quá dài”.




Rơi một hạt gạo cũng nếm đòn

Ba ngày đầu tiên thật là vui và háo hức. Nhưng sau đó, mọi thứ không còn như hình dung của cậu bé 7 tuổi nữa.

Thành Long bỗng nghiêm nghị khi anh nhớ lại: “Ngày tôi ở trường kịch thật là dài. Ngày nào chúng tôi cũng tập luyện từ sáng đến tận đêm khuya và hễ ai đó chểnh mảng thường bị ăn vụt và bị cắt khẩu phần ăn.



Tôi không biết việc luyện tập căng thẳng này ảnh hưởng thế nào đến tôi thời nhỏ và hình thành tính cách của tôi khi trưởng thành”.

Và anh cũng như các bạn khác đã phải lĩnh đủ những cú đòn của thầy giáo.

Thành Long là một trong số 50 cô cậu học sinh phải ngủ vạ vật trên sàn nhà và mỗi đêm cũng chỉ được chợp mắt 5 tiếng. Những đứa trẻ ở đây đều được ăn rất ít vào bị phạt rất nhiều.



Tuổi thơ bị đánh đập nhiều khiến Thành Long yêu thương trẻ em hơn

“Tôi nhớ là mình chỉ cần đánh rơi một hạt gạo trên sàn là thầy giáo đã lấy roi mây vụt tôi. Tôi bị đánh suốt, hầu như ngày nào cũng vậy.

Tôi không bao giờ quên được cái cảm giác ấy. Nó khiến cho tôi không bao giờ muốn đánh bất cứ một ai cả. Tôi không muốn trẻ con nghĩ rằng đánh một ai đó là chuyện bình thường”.