Sau giải thưởng đầu đời năm 9 tuổi, Lý Liên Kiệt được phép thôi học văn hóa tại trường “bình thường”. Những người có trách nhiệm đã đưa cậu vào trường thể thao nội trú. Từ đây, cậu học tập và luyện võ 5 ngày một tuần và chỉ được về nhà ngày thứ 7 và Chủ nhật. Những ngày tập luyện khắc nghiệt chẳng khác gì bị “tra tấn” thực sự bắt đầu.
Những ngày cay đắng
Từ duy nhất mà Lý có thể diễn tả việc tập luyện của anh là “cay đắng”. Đó gần như là những điều quá sức chịu đựng của con người.

13 học sinh được dìu dắt bởi một HLV. 6 giờ hàng sáng, họ bị đánh thức dậy bởi một tiếng chuông to đến điếc tai. Công việc luyện tập của họ kéo dài suốt 8 tiếng và rất khắc nghiệt.
Ngay cả khi gặp một tai nạn thì cũng không được phép nghỉ tập. Đừng dại dột mà than phiền về chấn thương của mình. Bởi vì kêu ca về chấn thương thường dẫn đến việc HLV sẽ bắt người đó phải tập một khối lượng bài tập mới khắc nghiệt hơn để anh ta không bao giờ dám mở mồm nữa.
Chẳng hạn, có học sinh bảo với thầy giáo rằng cậu ta bị đau tay. Thầy giáo liền đáp: “Hừm, cậu được đấy. Cậu không nên tập tay quá sức. Thế thì sao lại không tập chân nhỉ?”.
Thế là ngay lập tức học sinh này phải thi triển 2.000 cú đá hoặc 5.000 thế tấn.




Gãy chân vẫn phải “cắn răng” tập
Dù là lí do gì đi nữa thì HLV cũng có đến cả chục phương án dự phòng để trừng phạt. Cho nên, kêu ca thì chỉ làm cho tình hình xấu đi. Các học sinh vì thế thường phải bấm bụng chịu đựng, không dám hé răng một lời nào.
Một hôm, sau khi về thăm nhà, Lý trở lại trường với đôi chân tập tễnh. Nhìn thấy tình trạng đôi chân của cậu, HLV bắt cậu tập bài tập ở phần cơ thể phía trên. Cậu đứng ở đó, nhìn vào gương và liên tục tung ra những cú thôi sơn.
Bỗng có một giáo viên khác đến thăm lớp. Ông nhìn thấy cậu đang tập ở một góc riêng và hỏi cậu vì sao không tập với mọi người. Khi Lý cho ông ta xem vết thương đang tấy bầm ở chân, ông ta kéo HLV của cậu ra và bảo: “Có lẽ anh nên đứa cậu bé này vào bệnh viện. Có vẻ là chấn thương nghiêm trọng đấy”.

Kết quả chụp X quang cho thấy cậu đã bị gãy xương. Thế mà cậu đã phải tập luyện với chiếc chân gãy hai ngày trời vì cậu quá sợ hãi không dám nói chuyện với ai. Đó là chấn thương nghiêm trọng đầu tiên của cậu.
Đổ máu trên sân khấu biểu diễn
Năm 1975, một giải trình diễn wushu quan trọng được tổ chức tại Côn Minh (Vân Nam) với sự tham gia của 8 thành phố lớn nhất Trung Quốc. Lý Liên Kiệt khi đó mới 12 tuổi, trong khi các đối thủ của anh thường đều ở tuổi 20 hoặc 30, to cao hơn anh một cái đầu.
Khi anh bước lên thảm thi đấu vòng loại nội dung kiếm thuật, ngay từ những bước đầu tiên, anh đã bị một tai nạn. Anh vô tình để lưỡi kiếm vập một đường khá sâu vào mé đầu.

Đầu anh nóng dần lên và ướt sũng, anh bắt đầu cảm thấy các bước di chuyển nặng nề hơn. Anh càng đá và nhảy thì “mồ hôi” dường như lại túa ra nhiều hơn. Những giọt máu cứ thế tuôn chảy vào mắt anh, rồi bắn tung tóe khắp nơi. “Lạ thật”, khi đó anh nghĩ vậy.
Ngay từ lúc còn khá nhỏ, anh đã được tôi rèn không thể để sự đau đớn thể chất làm ảnh hưởng đến bài biểu diễn. Kể cả có gãy xương thì vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cho nên, có chút máu chảy như vậy cũng chẳng nhằm nhò gì. Anh vẫn điềm nhiên biểu diễn bài võ của mình.
Khi anh hoàn thành bài biểu diễn, chào khán giả và chạy ra khu vực kĩ thuật, anh thấy khoảng 3 hay 4 đồng đội nữ của anh đứng đó đang khóc nức nở.
Ai đó vội chùm chiếc khăn tắm lên đầu anh. Khi nhìn xuống, anh thấy một nửa bộ võ phục của mình thấm đẫm máu. Đến lúc cởi áo ra, từ vai đến tận gót chân anh đều đỏ nhòe nhoẹt.

Nhìn thấy máu me như vậy, anh mới kêu lên đầy ngạc nhiên rồi gần như ngất lịm. Họ phải đưa anh ngay vào bệnh viện để khâu vết thương lại.
HLV nói với anh rằng vòng chung kết sẽ diễn ra trong 3 ngày nữa nhưng bác sĩ bảo vết khâu không được phép tháo chỉ trong vòng một tuần bất luận thế nào.
Nhưng, bất chấp kết luận của bác sĩ, Lý Liên Kiệt vẫn bước lên sàn đấu trong trận chung kết.
Những ngày cay đắng
Từ duy nhất mà Lý có thể diễn tả việc tập luyện của anh là “cay đắng”. Đó gần như là những điều quá sức chịu đựng của con người.
13 học sinh được dìu dắt bởi một HLV. 6 giờ hàng sáng, họ bị đánh thức dậy bởi một tiếng chuông to đến điếc tai. Công việc luyện tập của họ kéo dài suốt 8 tiếng và rất khắc nghiệt.
Ngay cả khi gặp một tai nạn thì cũng không được phép nghỉ tập. Đừng dại dột mà than phiền về chấn thương của mình. Bởi vì kêu ca về chấn thương thường dẫn đến việc HLV sẽ bắt người đó phải tập một khối lượng bài tập mới khắc nghiệt hơn để anh ta không bao giờ dám mở mồm nữa.
Chẳng hạn, có học sinh bảo với thầy giáo rằng cậu ta bị đau tay. Thầy giáo liền đáp: “Hừm, cậu được đấy. Cậu không nên tập tay quá sức. Thế thì sao lại không tập chân nhỉ?”.
Thế là ngay lập tức học sinh này phải thi triển 2.000 cú đá hoặc 5.000 thế tấn.
Gãy chân vẫn phải “cắn răng” tập
Dù là lí do gì đi nữa thì HLV cũng có đến cả chục phương án dự phòng để trừng phạt. Cho nên, kêu ca thì chỉ làm cho tình hình xấu đi. Các học sinh vì thế thường phải bấm bụng chịu đựng, không dám hé răng một lời nào.
Một hôm, sau khi về thăm nhà, Lý trở lại trường với đôi chân tập tễnh. Nhìn thấy tình trạng đôi chân của cậu, HLV bắt cậu tập bài tập ở phần cơ thể phía trên. Cậu đứng ở đó, nhìn vào gương và liên tục tung ra những cú thôi sơn.
Bỗng có một giáo viên khác đến thăm lớp. Ông nhìn thấy cậu đang tập ở một góc riêng và hỏi cậu vì sao không tập với mọi người. Khi Lý cho ông ta xem vết thương đang tấy bầm ở chân, ông ta kéo HLV của cậu ra và bảo: “Có lẽ anh nên đứa cậu bé này vào bệnh viện. Có vẻ là chấn thương nghiêm trọng đấy”.
Kết quả chụp X quang cho thấy cậu đã bị gãy xương. Thế mà cậu đã phải tập luyện với chiếc chân gãy hai ngày trời vì cậu quá sợ hãi không dám nói chuyện với ai. Đó là chấn thương nghiêm trọng đầu tiên của cậu.
Đổ máu trên sân khấu biểu diễn
Năm 1975, một giải trình diễn wushu quan trọng được tổ chức tại Côn Minh (Vân Nam) với sự tham gia của 8 thành phố lớn nhất Trung Quốc. Lý Liên Kiệt khi đó mới 12 tuổi, trong khi các đối thủ của anh thường đều ở tuổi 20 hoặc 30, to cao hơn anh một cái đầu.
Khi anh bước lên thảm thi đấu vòng loại nội dung kiếm thuật, ngay từ những bước đầu tiên, anh đã bị một tai nạn. Anh vô tình để lưỡi kiếm vập một đường khá sâu vào mé đầu.
Đầu anh nóng dần lên và ướt sũng, anh bắt đầu cảm thấy các bước di chuyển nặng nề hơn. Anh càng đá và nhảy thì “mồ hôi” dường như lại túa ra nhiều hơn. Những giọt máu cứ thế tuôn chảy vào mắt anh, rồi bắn tung tóe khắp nơi. “Lạ thật”, khi đó anh nghĩ vậy.
Ngay từ lúc còn khá nhỏ, anh đã được tôi rèn không thể để sự đau đớn thể chất làm ảnh hưởng đến bài biểu diễn. Kể cả có gãy xương thì vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cho nên, có chút máu chảy như vậy cũng chẳng nhằm nhò gì. Anh vẫn điềm nhiên biểu diễn bài võ của mình.
Khi anh hoàn thành bài biểu diễn, chào khán giả và chạy ra khu vực kĩ thuật, anh thấy khoảng 3 hay 4 đồng đội nữ của anh đứng đó đang khóc nức nở.
Ai đó vội chùm chiếc khăn tắm lên đầu anh. Khi nhìn xuống, anh thấy một nửa bộ võ phục của mình thấm đẫm máu. Đến lúc cởi áo ra, từ vai đến tận gót chân anh đều đỏ nhòe nhoẹt.
Nhìn thấy máu me như vậy, anh mới kêu lên đầy ngạc nhiên rồi gần như ngất lịm. Họ phải đưa anh ngay vào bệnh viện để khâu vết thương lại.
HLV nói với anh rằng vòng chung kết sẽ diễn ra trong 3 ngày nữa nhưng bác sĩ bảo vết khâu không được phép tháo chỉ trong vòng một tuần bất luận thế nào.
Nhưng, bất chấp kết luận của bác sĩ, Lý Liên Kiệt vẫn bước lên sàn đấu trong trận chung kết.
0 nhận xét ^^':
Đăng nhận xét